QUẢN LÝ THỜI GIAN HỌC TẬP HIỆU QUẢ

 

QUẢN LÝ THỜI GIAN HỌC TẬP HIỆU QUẢ

                                                                   Trần Như Quỳnh - lớp 12.1

            Học tập không phải là vấn đề mới mẻ đối với chúng ta, ít nhất là nó đã gắn bó với chúng ta hơn 10 năm học tập tại các trường phổ thông. Có người cho học tập là niềm vui, niềm hạnh phúc, nhưng cũng có người lại coi đó là nỗi ám ảnh thường trực mỗi khi đến trường, cũng có người lại không cho nó thường trực trong tâm trí của mình. Tôi nghĩ rằng đại đa số học sinh hiện nay bao gồm tôi và các bạn từng không dưới một lần, trong những tình huống nào đó, đã xem chuyện học như một gánh nặng. Tuy nhiên, trên con đường vươn tới thành công, chúng ta phải không ngừng học tập, không ngừng nỗ lực và kiên trì tới cuối cùng để đạt được thành tựu cuối cùng. Cần phải biết, thời gian sẽ dành vô vàn quả ngọt cho những người cần cù, và chỉ để lại một mái đầu bạc phơ với hai bàn tay trắng cho những kẻ lười biếng.

Hẳn với hầu hết tất cả các bạn đều có phương pháp học tập cho riêng mình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của bản thân. Tuy nhiên, tôi muốn chia sẻ cho các bạn một khía cạnh khác trên con đường quyết định thành bại học tập của mỗi người: Kiểm soát thời gian - làm chủ cuộc sống của mình. Thời gian mỗi ngày của một người là 24h, nhưng nếu nắm được các mẹo quản lý thời gian hiệu quả, bạn có thể kéo dài thời gian và khiến công việc của mình hiệu quả hơn gấp nhiều lần.

1. Thiết lập mục tiêu ở những giai đoạn khác nhau

Bạn có thể lập ra một mục tiêu, ngắn nhất là một tuần, sau đó dần dần đưa ra nhưng mục tiêu dài hạn hơn. Trước tiên, chia mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu trung hạn, rồi lại chia các mục tiêu trung hạn thành các mục tiêu nhỏ hơn. Hành trình ngàn dặm cũng phải bắt đầu từ bước đầu tiên. Dù khi mới bắt đầu, những nỗ lực mà mình bỏ ra chỉ như hạt muối bỏ biển, nhưng hãy luôn tin rằng, mỗi nỗ lực mà bạn bỏ ra đều có giá trị. Ngược lại, nếu cứ tiến về phía trước mà không có mục tiêu gì, sẽ chẳng khác nào như đi trong bóng tối, không những không biết hướng đi mà còn phí công vô ích, thậm chí còn đánh mất cả chính mình. Cần hiểu rằng mục đích của học là "Học để hiểu biết, để làm người, học để làm việc và chung sống”. Nếu bạn không xác định được học để làm gì thì mãi mãi với bạn học luôn là cực hình. Bởi bạn không thể bắn trúng vào một cái đích khi mà ta chưa xác định được cái đích đó ở đâu.

2. Thay đổi tính chần chừ và dần trở nên kỷ luật hơn

Năm tháng trước giờ không chờ đợi ai cả. Phương pháp cơ bản giúp thay đổi thói quen lưỡng lự, chần chừ chính là phân chia công việc theo thời gian biểu, cố gắng hoàn thành công việc theo kế hoạch. Đừng cho mình cơ hội đưa ra những quyết định ngẫu nhiên dựa trên hoàn cảnh. Dần dần, bạn sẽ vứt bỏ được cái tâm lý "ngày mốt rồi làm", biến mình trở thành một người có kỷ luật hơn. "Thời cơ hành động hoàn hảo nhất" cho mỗi người không phải là ngày mai, ngày mốt hay thứ hai - ngày khởi đầu của một tuần học tập đầy năng suất - mà là chính bây giờ.

3. Thiết lập một kế hoạch thời gian

Nhà triết học người Đức Arthur Schopenhauer từng nói: "Người tầm thường nghĩ cách làm sao để giết thời gian, người có năng lực quan tâm tới việc làm sao sử dụng thời gian hiệu quả nhất".

Đầu tiên, dọn dẹp suy nghĩ của bạn, liệt kê ra những nhiệm vụ cần làm, thu thập tài liệu để nghiên cứu, rồi lập ra một thời gian biểu phù hợp, trong khả năng của mình, đốc thúc mình hoàn thành từng chút một. Nhiều người sau khi lập thời gian biểu, vì cứ vội vội vàng vàng muốn có gắng cho xong nên bị phản tác dụng, phàm là chuyện gì cũng phải từng bước từng bước một mà làm, dẫu sao thì La Mã cũng đâu chỉ xây xong trong một giờ.

4. Biết cách nghỉ ngơi thích hợp

Sống ở đời, bất kể là con đường nào cũng là dài hạn, biết cách nghỉ ngơi cho thích hợp giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, nhanh hơn và chính xác hơn. Dù việc học có bận rộn tới đâu thì việc làm sao để mình có động lực tiếp tục, làm sao để vui trẻ khỏe là điều quan trọng hơn hết. Thực hiện một vài hoạt động yêu thích của bạn vào lúc thích hợp, chẳng hạn như chạy bộ, đi chơi, tán gẫu cùng bạn bè, người thân. Hãy cho phép bản thân dành ra một chút thời gian để nghỉ ngơi trong lịch trình bận rộn, bởi lẽ nghỉ ngơi có thể giúp bạn tập trung hơn sau đó và thắp lại niềm đam mê cho cuộc sống. Thành công là quan trọng, nhưng học cách yêu thương bản thân mới là con đường lâu dài.

5. Niềm tin vào chính bản thân mình

Đối với tôi, niềm tin vào bản thân là một yếu tố quan trọng, bên cạnh sự nỗ lực và trả giá. 

Nếu bạn còn không thể tin bạn, thì không ai trên đời có thể tin bạn cả. 

Nếu bạn tin rằng mình có thể làm được những việc lớn lao hơn, nếu bạn cảm nhận được đây vẫn chưa phải là giới hạn của bản thân, thì chắc chắn sẽ là như vậy.

Đừng bao giờ nói những câu như:

"Tôi không thể."

"Tôi không dám."

"Tôi sợ lắm."

Dù có chuyện gì đi nữa, thì hãy nhớ rằng tin tưởng chính mình thực sự là một điều rất kỳ diệu. Niềm tin với bản thân ấy là tuyệt đối, là sợi chỉ đỏ kết nối bạn tới điều mà bạn muốn, là ánh sáng dẫn lối cho bạn. 

Ngày nào bạn còn tin vào chính mình, ngày ấy bạn sẽ chẳng hề sợ hãi khi đối mặt với bão giông.

Tin tưởng bản thân và nỗ lực không ngừng, cuộc đời sẽ trả cho bạn một cái giá xứng đáng.

Có câu nói rằng, bạn không thể thay đổi độ dài cuộc đời, nhưng bạn có thể thay đổi độ rộng và độ lớn của nó. Đừng ngại khó khăn và thất bại. Không có con đường nào trải đầy hoa cho bạn mà bạn phải cố gắng bằng sự nỗ lực của bản thân mình. Thời gian của bạn có hạn nên đừng phí phạm bằng cách sống cuộc đời của người khác, đừng va vào bẫy của sự độc đoán, đừng để ý kiến ồn ào xung quanh đánh chìm tiếng nói bên trong bạn. Hãy dũng cảm để đi theo tiếng gọi của con tim và linh tính. Chúng biết bạn cần phải làm gì, đừng bao giờ bỏ cuộc. Thành công không phải là chỉ là một đích đến mà nó là một hành trình liên tục không bao giờ kết thúc. Khi bạn ngã, phản ứng đầu tiên mà bạn cần có là cố gượng dậy. Bạn không thể nằm mãi ở nơi mình ngã. Cuộc sống không chờ đợi bạn.

Khi mắt còn chưa mờ, chân còn chưa chậm, biển rộng trời cao cứ mặc sức vẫy vùng. Bạn cần làm được nhiều hơn thế, bạn nhất định sẽ làm được nhiều hơn thế./.

 

 106987339 1012968825802574 8953790448021494156 n


Học tập không phải là vấn đề mới mẻ đối với chúng ta, ít nhất là nó đã gắn bó với chúng ta hơn 10 năm học tập tại các trường phổ thông. Có người cho học tập là niềm vui, niềm hạnh phúc, nhưng cũng có người lại coi đó là nỗi ám ảnh thường trực mỗi khi đến trường, cũng có người lại không cho nó thường trực trong tâm trí của mình. Tôi nghĩ rằng đại đa số học sinh hiện nay bao gồm tôi và các bạn từng không dưới một lần, trong những tình huống nào đó, đã xem chuyện học như một gánh nặng. Tuy nhiên, trên con đường vươn tới thành công, chúng ta phải không ngừng học tập, không ngừng nỗ lực và kiên trì tới cuối cùng để đạt được thành tựu cuối cùng. Cần phải biết, thời gian sẽ dành vô vàn quả ngọt cho những người cần cù, và chỉ để lại một mái đầu bạc phơ với hai bàn tay trắng cho những kẻ lười biếng.

Hẳn với hầu hết tất cả các bạn đều có phương pháp học tập cho riêng mình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của bản thân. Tuy nhiên, tôi muốn chia sẻ cho các bạn một khía cạnh khác trên con đường quyết định thành bại học tập của mỗi người: Kiểm soát thời gian - làm chủ cuộc sống của mình. Thời gian mỗi ngày của một người là 24h, nhưng nếu nắm được các mẹo quản lý thời gian hiệu quả, bạn có thể kéo dài thời gian và khiến công việc của mình hiệu quả hơn gấp nhiều lần.

1. Thiết lập mục tiêu ở những giai đoạn khác nhau

Bạn có thể lập ra một mục tiêu, ngắn nhất là một tuần, sau đó dần dần đưa ra nhưng mục tiêu dài hạn hơn. Trước tiên, chia mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu trung hạn, rồi lại chia các mục tiêu trung hạn thành các mục tiêu nhỏ hơn. Hành trình ngàn dặm cũng phải bắt đầu từ bước đầu tiên. Dù khi mới bắt đầu, những nỗ lực mà mình bỏ ra chỉ như hạt muối bỏ biển, nhưng hãy luôn tin rằng, mỗi nỗ lực mà bạn bỏ ra đều có giá trị. Ngược lại, nếu cứ tiến về phía trước mà không có mục tiêu gì, sẽ chẳng khác nào như đi trong bóng tối, không những không biết hướng đi mà còn phí công vô ích, thậm chí còn đánh mất cả chính mình. Cần hiểu rằng mục đích của học là "Học để hiểu biết, để làm người, học để làm việc và chung sống”. Nếu bạn không xác định được học để làm gì thì mãi mãi với bạn học luôn là cực hình. Bởi bạn không thể bắn trúng vào một cái đích khi mà ta chưa xác định được cái đích đó ở đâu.

2. Thay đổi tính chần chừ và dần trở nên kỷ luật hơn

Năm tháng trước giờ không chờ đợi ai cả. Phương pháp cơ bản giúp thay đổi thói quen lưỡng lự, chần chừ chính là phân chia công việc theo thời gian biểu, cố gắng hoàn thành công việc theo kế hoạch. Đừng cho mình cơ hội đưa ra những quyết định ngẫu nhiên dựa trên hoàn cảnh. Dần dần, bạn sẽ vứt bỏ được cái tâm lý "ngày mốt rồi làm", biến mình trở thành một người có kỷ luật hơn. "Thời cơ hành động hoàn hảo nhất" cho mỗi người không phải là ngày mai, ngày mốt hay thứ hai - ngày khởi đầu của một tuần học tập đầy năng suất - mà là chính bây giờ.

3. Thiết lập một kế hoạch thời gian

Nhà triết học người Đức Arthur Schopenhauer từng nói: "Người tầm thường nghĩ cách làm sao để giết thời gian, người có năng lực quan tâm tới việc làm sao sử dụng thời gian hiệu quả nhất".

Đầu tiên, dọn dẹp suy nghĩ của bạn, liệt kê ra những nhiệm vụ cần làm, thu thập tài liệu để nghiên cứu, rồi lập ra một thời gian biểu phù hợp, trong khả năng của mình, đốc thúc mình hoàn thành từng chút một. Nhiều người sau khi lập thời gian biểu, vì cứ vội vội vàng vàng muốn có gắng cho xong nên bị phản tác dụng, phàm là chuyện gì cũng phải từng bước từng bước một mà làm, dẫu sao thì La Mã cũng đâu chỉ xây xong trong một giờ.

4. Biết cách nghỉ ngơi thích hợp

Sống ở đời, bất kể là con đường nào cũng là dài hạn, biết cách nghỉ ngơi cho thích hợp giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, nhanh hơn và chính xác hơn. Dù việc học có bận rộn tới đâu thì việc làm sao để mình có động lực tiếp tục, làm sao để vui trẻ khỏe là điều quan trọng hơn hết. Thực hiện một vài hoạt động yêu thích của bạn vào lúc thích hợp, chẳng hạn như chạy bộ, đi chơi, tán gẫu cùng bạn bè, người thân. Hãy cho phép bản thân dành ra một chút thời gian để nghỉ ngơi trong lịch trình bận rộn, bởi lẽ nghỉ ngơi có thể giúp bạn tập trung hơn sau đó và thắp lại niềm đam mê cho cuộc sống. Thành công là quan trọng, nhưng học cách yêu thương bản thân mới là con đường lâu dài.

5. Niềm tin vào chính bản thân mình

Đối với tôi, niềm tin vào bản thân là một yếu tố quan trọng, bên cạnh sự nỗ lực và trả giá. 

Nếu bạn còn không thể tin bạn, thì không ai trên đời có thể tin bạn cả. 

Nếu bạn tin rằng mình có thể làm được những việc lớn lao hơn, nếu bạn cảm nhận được đây vẫn chưa phải là giới hạn của bản thân, thì chắc chắn sẽ là như vậy.

Đừng bao giờ nói những câu như:

"Tôi không thể."

"Tôi không dám."

"Tôi sợ lắm."

Dù có chuyện gì đi nữa, thì hãy nhớ rằng tin tưởng chính mình thực sự là một điều rất kỳ diệu. Niềm tin với bản thân ấy là tuyệt đối, là sợi chỉ đỏ kết nối bạn tới điều mà bạn muốn, là ánh sáng dẫn lối cho bạn. 

Ngày nào bạn còn tin vào chính mình, ngày ấy bạn sẽ chẳng hề sợ hãi khi đối mặt với bão giông.

Tin tưởng bản thân và nỗ lực không ngừng, cuộc đời sẽ trả cho bạn một cái giá xứng đáng.

Có câu nói rằng, bạn không thể thay đổi độ dài cuộc đời, nhưng bạn có thể thay đổi độ rộng và độ lớn của nó. Đừng ngại khó khăn và thất bại. Không có con đường nào trải đầy hoa cho bạn mà bạn phải cố gắng bằng sự nỗ lực của bản thân mình. Thời gian của bạn có hạn nên đừng phí phạm bằng cách sống cuộc đời của người khác, đừng va vào bẫy của sự độc đoán, đừng để ý kiến ồn ào xung quanh đánh chìm tiếng nói bên trong bạn. Hãy dũng cảm để đi theo tiếng gọi của con tim và linh tính. Chúng biết bạn cần phải làm gì, đừng bao giờ bỏ cuộc. Thành công không phải là chỉ là một đích đến mà nó là một hành trình liên tục không bao giờ kết thúc. Khi bạn ngã, phản ứng đầu tiên mà bạn cần có là cố gượng dậy. Bạn không thể nằm mãi ở nơi mình ngã. Cuộc sống không chờ đợi bạn.

Khi mắt còn chưa mờ, chân còn chưa chậm, biển rộng trời cao cứ mặc sức vẫy vùng. Bạn cần làm được nhiều hơn thế, bạn nhất định sẽ làm được nhiều hơn thế./.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: